Đế quốc Lịch_sử_Macedonia_(vương_quốc_cổ_đại)

Trái: Bức tượng bán thân của Alexandros Đại đế do nhà điêu khắc người Athen Leochares tạo ra vào năm 330 TCN, bảo tàng Acropolis, Athens
Phải: Bức tượng bán thân của Alexandros Đại đế, Một bản sao La Mã thuộc thời kỳ đế quốc (thế kỷ thứ 1 và thứ 2 CN) của bức tượng đồng gốc do nhà điêu khắc người Hy Lạp Lysippos tạo ra, Louvre, Paris
Đế quốc của Alexandros Đại đế vào thời điểm ông qua đời trong năm 323 TCN

Trước khi Philippos II bị ám sát vào mùa hè năm 336 TCN, mối quan hệ giữa ông ta và Alexandros đã trở nên tồi tệ tới mức ông ta đã loại bỏ Alexandros khỏi kế hoạch chinh phục châu Á của mình, và thay vào đó chọn ông giữ vai trò là nhiếp chính của Hy Lạp và phó hegemon của liên minh Corinth.[111] Điều này, cùng với sự lo lắng rõ ràng của Olympias đối với việc Philippos II sinh ra một người thừa kế khác với người vợ mới của ông ta là Cleopatra Eurydice, đã khiến cho các học giả tranh luận gay gắt về ý định của bà và vai trò có thể của Alexandros trong vụ ám sát Philippos.[112] Tuy nhiên, Alexandros III (trị vì từ 336-323 TCN) đã ngay lập tức được tôn lên làm vua bởi một hội đồng của quân đội và các quý tộc chủ chốt, đứng đầu trong số họ là AntipatrosParmenion.[113] Vào thời điểm kết thúc triều đại và sự nghiệp quân sự của mình vào năm 323 TCN, Alexandros sẽ cai trị một đế quốc bao gồm khu vực lục địa Hy Lạp, Tiểu Á, Cận Đông, Ai Cập cổ đại, Mesopotamia, Persia, và phần lớn khu vực TrungNam Á (tức khu vực Pakistan ngày nay).[114] Tuy vậy, mối quan tâm cấp bách đầu tiên của ông sẽ là chôn cất cha mình ở Aigai và theo đuổi một chiến dịch gần với quê nhà hơn ở khu vực Balkans.[115] Sau khi Philippos qua đời, các thành viên của liên minh Corinth đã nổi dậy, tuy nhiên họ đã sớm bị dẹp yên bằng vũ lực và ngoại giao, Alexandros buộc họ phải tái gia nhập liên minh và bầu ông làm hegemon để thực hiện kế hoạch xâm lược đế quốc Achaemenes.[116] Alexandros còn nhân cơ hội này để giải quyết món nợ của ông với Attalos (ông ta đã chế nhạo ông trong bữa tiệc cưới của Cleopatra Eurydice và Philippos II) bằng việc hành quyết ông ta.[117]

Vào năm 335 TCN, Alexandros đã tiến đánh bộ lạc người Thraci là người Triballi ở khu vực dãy núi Haemus và dọc theo sông Danube, ông đã buộc họ phải đầu hàng trên đảo Peuce.[118] Ngay sau đó, vị vua người Illyri là Cleitos của người Dardani đã đe dọa tấn công Macedonia, nhưng Alexandros đã nắm thế chủ động và vây hãm người Dardani tại Pelion (ngày nay thuộc Albania).[119] Khi Alexandros nhận được tin báo rằng Thebes một lần nữa đã nổi dậy tách khỏi liên minh Corinth và đang vây hãm đội quân đồn trú Macedonia ở Cadmea, Alexandros đã rời mặt trận Illyria và hành quân tiến về Thebes, tại đây ông đã vây hãm thành phố này.[120] Sau khi phá vỡ các bức tường thành, quân đội của Alexandros đã tàn sát 6,000 người Thebes, bắt 30,000 cư dân làm tù binh, và thiêu trụi hoàn toàn thành phố như là một lời cảnh cáo mà khiến cho toàn bộ các thành bang Hy Lạp khác ngoại trừ Sparta không dám thách thức Alexandros thêm một lần nào nữa.[121]

Trong suốt sự nghiệp quân sự của mình, Alexandros đã giành chiến thắng tất cả các trận đánh do đích thân ông chỉ huy.[122] Chiến thắng đầu tiên của ông trước người Ba Tư ở Tiểu Á là Trận Granicus vào năm 334 TCN, ông đã sử dụng một đội kỵ binh nhỏ như là một mồi nhử để cho phép lực lượng bộ binh của mình vượt qua sông tiếp nối bằng một cuộc đột kích của kỵ binh từ lực lượng chiến hữu kỵ binh của ông.[123] Tiếp nối truyền thống của các vị vua chiến binh người Macedonia, Alexandros đã đích thân chỉ huy cuộc đột kích bằng kỵ binh tại trận Issus vào năm 333 TCN và buộc vị vua Ba Tư Darius III cùng đạo quân của ông ta phải tháo chạy.[123] Bất chấp việc có quân lực áp đảo, Darius III lại một lần nữa bỏ chạy trong trận Gaugamela vào năm 331 TCN.[123] Vị vua Ba Tư sau đó bị bắt và hành quyết bởi chính vị satrap của Bactria và cũng là người họ hàng của ông ta, Bessus, vào năm 330 TCN. Vị vua của Macedonia sau đó đã săn đuổi và hành quyết Bessus ở nơi mà ngày nay là Afghanistan, chiếm luôn vùng đất Sogdia trong quá trình này.[124] Tại Trận Hydaspes vào năm 326 TCN, (ngày nay ở Punjab), khi những con voi chiến của vua Porus xứ Pauravas đe dọa các binh sĩ của Alexandros, ông đã ra lệnh cho họ tách rời hàng ngũ và vây quanh những con voi rồi tấn công những viên quản tượng của chúng bằng những ngọn giáo sarissa.[125] Khi những binh sĩ người Macedonia đe dọa binh biến vào năm 324 TCN tại Opis, Babylonia (gần Baghdad, Iraq), Alexandros đã phong các tước hiệu quân đội của người Macedonia cùng với những trọng trách quan trọng hơn cho các tướng lĩnh Ba Tư và đơn vị của họ để thay thế, điều này buộc binh sĩ của ông phải thỉnh cầu sự tha thứ tại một buổi tiệc hòa giải được tổ chức giữa người Ba Tư và Macedonia.[126]

Bức Tranh khảm săn hưu đực, khoảng năm. 300 TCN, đến từ Pella; nhân vật bên phải có thể là Alexandros Đại đế; nhân vật bên trái cầm một chiếc rìu hai lưỡi (được liên tưởng với Hephaistos) có lẽ là Hephaestion, một trong những chiến hữu trung thành của Alexandros.

Bất chấp tài năng cầm quân của mình, Alexandros có lẽ đã hủy hoại sự cai trị của mình bằng việc thể hiện các dấu hiệu của chứng hoang tưởng tự đại.[127] Trong khi đang sử dụng các hành động tuyên truyền hiệu quả chẳng hạn như là việc chặt đứt nút thắt Gordium, ông cũng cố gắng thể hiện bản thân mình như là một vị thần sống và một người con trai của Zeus sau chuyến thăm của ông tới nhà tiên tri tại Siwah trong sa mạc Libya (ở Ai Cập ngày nay) vào năm 331 TCN.[128] Khi ông muốn bắt mọi người phải phủ phục trước mình ở Bactra vào năm 327 TCN nhằm bắt chước theo nghi lễ proskynesis của các vị vua Ba Tư, các thần dân Macedonia và Hy Lạp của ông coi đây là sự báng bổ và tiếm quyền các vị thần. Vị sử quan của Alexandros là Callisthenes đã từ chối thực hiện lễ nghi này và những người khác đã thực hiện theo ông ta, hành động phản đối này đã buộc Alexandros phải từ bỏ phong tục trên.[127] Khi Alexandros ra lệnh sát hại Parmenion tại Ecbatana (gần Hamadan ngày nay, Iran) vào năm 330 TCN, Errington đã cho rằng đây là "dấu hiệu của hố sâu ngăn cách ngày càng lớn giữa các lợi ích của nhà vua với của vương quốc và người dân của ông".[129] Sự kiện ông sát hại Cleitos Đen vào năm 328 TCN được miêu tả là "đầy căm thù và hấp tấp" bởi Dawn L. Gilley và Ian Worthington.[130] Tiếp tục chính sách đa thê của cha mình, Alexandros đã khuyến khích mọi người kết hôn với những người phụ nữ châu Á, ví dụ như ông đã cưới Roxana, một công chúa người Sogdia của Bactria.[131] Tiếp sau đó ông đã cưới Stateira II, người con gái đầu của Darius III, và Parysatis II, người con gái út của Artaxerxes III, tại lễ cưới Susa vào năm 324 TCN.[132]

Trong khi đó, ở Hy Lạp sự chống đối duy nhất đối với sự cai trị của Macedonia đó là nỗ lực của vị vua Sparta Agis III nhằm lãnh đạo một cuộc nổi dậy của người Hy Lạp chống lại người Macedonia.[133] Tuy nhiên, ông ta đã bị đánh bại tại trận Megalopolis vào năm 331 TCN bởi Antipatros, người đang giữ vai trò là nhiếp chính của Macedonia và phó hegemon của liên minh Corinth thay cho Alexandros.[134] Trước khi Antipatros bắt đầu chiến dịch của mình ở Peloponnese, ông ta đã thuyết phục viên tổng đốc của Thrace tên là Memnon không nổi loạn bằng biện pháp ngoại giao.[135] Antipatros đã trì hoãn việc trừng phạt Sparta và thay vào đó là để việc này cho Liên minh Corinth đứng đầu bởi Alexandros, ông cuối cùng đã tha thứ cho người Sparta với điều kiện là họ giao nộp 50 quý tộc làm con tin.[136] Quyền lãnh đạo của Antipatros có phần không được lòng người dân ở Hy Lạp do ông ta ủng hộ những kẻ bất mãn bị lưu đày và đồn trú các thành phố với các đội quân Macedonia, tuy vậy vào năm 330 TCN, Alexandros đã tuyên bố rằng những chính thể chuyên chế được thiết lập ở Hy Lạp sẽ bị bãi bỏ và quyền tự do của người Hy Lạp sẽ được khôi phục.[137]

Một đồng stater vàng của Philippos III Arrhidaeos (trị vì từ 323-317 TCN) có mang hình ảnh của thần Athena (trái) và Nike (phải)

Khi Alexandros Đại đế qua đờiBabylon vào năm 323 TCN, người mẹ của ông Olympias đã ngay lập tức buộc tội Antipatros và phe của ông ta đã đầu độc ông, mặc dù vậy không có bằng chứng để chứng minh điều này.[138] Với việc không có ai được phong làm hoàng thái tử, các chỉ huy quân đội Macedonia đã chia thành hai phe, một bên tuyên bố rằng người anh trai cùng cha khác mẹ với Alexandros là Philippos III Arrhidaeos (323-317 TCN) là vua và một bên là đứng về phía người con trai sơ sinh của Alexandros và Roxana, Alexandros IV (323-309 TCN).[139] Ngoại trừ người Euboea và Boeotia, người Hy Lạp đã ngay lập tức nổi dậy tiến hành một cuộc khởi nghĩa chống lại Antipatros mà được biết đến với tên gọi cuộc chiến tranh Lamia (323–322 TCN).[140] Khi Antipatros bị đánh bại trong Trận Thermopylae vào năm 323 TCN, ông đã bỏ chạy tới Lamia và bị vị tướng người Athen là Leosthenes vây hãm tại nơi này. Một đạo quân Macedonia dưới sự chỉ huy của Leonnatos sau đó đã giải vây cho Antipatros.[141] Mặc dù Antipatros đã dẹp được cuộc nổi loạn nhưng cái chết của ông vào năm 319 TCN đã để lại một khoảng trống quyền lực và do đó hai vị vua Macedonia được dựng lên đã trở thành những con tốt thí trong một cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các diadochi, những vị tướng lĩnh cũ trong quân đội của Alexandros.[142]

Vương quốc của các diadochi vào khoảng năm 301 TCN, sau trận Ipsus
  Vương quốc của Ptolemaios I Soter
  Vương quốc của Kassandros
  Vương quốc của Lysimachos
  Vương quốc của Seleukos I Nikator
  Ipiros
Khác

Một hội đồng của quân đội đã được triệu tập ở Babylon ngay sau cái chết của Alexandros, họ tuyên bố Philippos III là vua và viên chiliarch Perdiccas là nhiếp chính của ông.[143] Tuy nhiên Antipatros, Antigonos Monophthalmos, Crateros, và Ptolemaios đã lo ngại về những dấu hiệu của sự lộng quyền ngày càng tăng của Perdiccas, họ đã thiết lập một liên minh để chống lại Perdiccas trong một cuộc nội chiến được khởi đầu bằng việc Ptolemaios chiếm đoạt cỗ xe tang của Alexandros Đại đế.[144] Perdiccas sau đó đã bị chính các sĩ quan của mình ám sát vào năm 321 TCN trong một chiến dịch thất bại ở Ai Cập chống lại Ptolemaios, cuộc hành quân dọc theo sông Nile của ông đã khiến cho 2,000 binh sĩ của ông bị chết đuối.[145] Mặc dù Eumenes của Cardia đã thành công trong việc giết chết Crateros trên chiến trường, điều này ít có ảnh hưởng đến cuộc phân chia TriparadisusSyria vào năm 321 TCN, tại đây phe liên minh chiến thắng đã giải quyết vấn đề về một chế độ nhiếp chính mới và những quyền lợi về lãnh thổ.[146] Hội đồng đã bổ nhiệm Antipatros làm nhiếp chính cho cả hai vị vua và sau đó ông ta lại ủy quyền cho các vị tướng chủ chốt. Trước khi Antipatros qua đời vào năm 319 TCN, ông ta đã bổ nhiệm người bề tôi trung thành với nhà Argead là Polyperchon làm người kế tục mình, bỏ qua người con trai của ông ta là Kassandros và bỏ qua quyền được chọn một nhiếp chính mới của nhà vua (bởi vì Philippos III được cho là bất ổn về mặt tâm thần) cũng như là bỏ qua hội đồng quân đội[147]

Thiết lập một liên minh với Ptolemaios, Antigonos, và Lysimachos, Kassandros đã lệnh cho tướng Nicanor chiếm pháo đài Munichia ở thị trấn cảng Piraeus của Athens bất chấp sắc lệnh của Polyperchon rằng các thành bang Hy Lạp sẽ không còn các đơn vị đồn trú Macedonia, điều này đã khơi mào cho cuộc chiến tranh Diadochi lần thứ Hai (319–315 TCN).[148] Sau một chuỗi các thất bại quân sự của Polyperchon, vào năm 317 TCN, Philippos III, thông qua người vợ mưu mô của mình là Eurydice II của Macedonia, đã chính thức phong Kassandros làm nhiếp chính thay cho ông ta.[149] Sau đó, Polyperchon đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Olympias, người mẹ của Alexandros III lúc này đang ở Ipiros.[149] Một liên quân gồm người Ipirot, Aetolia, và quân của Polyperchon đã xâm lược Macedonia và buộc quân đội của Philippos III và Eurydice phải đầu hàng, điều này đã cho phép Olympias xử tử vị vua này và buộc hoàng hậu của ông phải tự tử.[150] Olympias sau đó đã xử tử Nicanor cùng với nhiều quý tộc Macedonia khác, nhưng vào mùa xuân năm 316 TCN, Kassandros đã đánh bại lực lượng của bà, bắt giữ bà, và đưa bà ra xét xử với tội giết người rồi sau đó kết án tử hình bà.[151]

Kassandros đã cưới người con gái của Philippos II là Thessalonike và đã mở rộng sự kiểm soát của Macedonia cho tới tận Epidamnos ở Illyria. Tới năm 313 TCN, vị vua người Illyria là Glaukias của Taulantii đã tái chiếm lại thành phố này.[152] Vào năm 316 TCN, Antigonos đã đoạt được những vùng lãnh thổ của Eumenes và thành công trong việc đánh đuổi Seleukos I Nikator khỏi Babylon, điều này đã khiến cho Kassandros, Ptolemaios, và Lysimachos gửi một tối hậu thư chung cho Antigonos vào năm 315 TCN, yêu cầu ông ta phải giao nộp những vùng lãnh thổ khác ở châu Á.[153] Antigonos đã ngay lập tức liên minh với Polyperchon, lúc này đang đóng quân ở Corinth, và gửi một tối hậu thư của riêng ông cho Kassandros, buộc tội ông ta tội giết người vì đã xử tử Olympias và yêu cầu ông ta giao nộp gia đình hoàng gia, vua Alexandros IV cùng thái hậu Roxana.[154] Cuộc xung đột diễn ra tiếp sau đó đã kéo dài cho tới mùa đông năm 312/311 TCN, khi mà một thỏa thuận hòa bình mới đã công nhận Kassandros là tướng quân của châu Âu, Antigonos là "số một ở Châu Á", Ptolemaios là tướng quân của Ai Cập, và Lysimachos là tướng quân của Thrace.[155] Kassandros đã xử tử Alexandros IV và Roxana vào mùa đông năm 311/310 TCN, ông ta tiếp đó xử tử Heracles của Macedonia vào năm 309 TCN như là một phần trong thỏa thuận hòa bình với Polyperchon và tới năm 306–305 TCN, các diadochi đã tự xưng là vua ở lãnh thổ của mình.[156]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Macedonia_(vương_quốc_cổ_đại) http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Paus.... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://oyc.yale.edu/classics/introduction-to-ancie... http://www.ashmolean.org/exhibitions/current/?timi... //www.jstor.org/stable/42617918 //www.jstor.org/stable/671786 http://www.livius.org http://www.livius.org/maa-mam/macedonia/macedonia....